thietbiphucan.vn

NGHIÊN CỨU VỀ OXY HÒA TAN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Như chúng ta đã biết thì nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế rất được chú trọng phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là những khu vực ven biển. Tuy nhiên, hiện nay người nông dân thường gặp một vài sự cố làm giảm năng suất và chất lượng của thủy hải sản, một trong những nguyên chính đó là thiếu oxy hòa tan trong nước – một dưỡng khí cần thiết để các loại thủy sản có thể thực hiện trao đổi chất nhằm tạo ra năng lượng để sinh trưởng và phát triển. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố rất quan trọng đối với mọi sinh vật sống dưới nước nên cần phải thường xuyên đo lường nồng độ oxy hòa tan trong nước để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý nhằm khắc phục tình trạng thiếu oxy để các loại thủy sản phát triển nhanh và người nuôi thu hoạch vụ mùa bội thu.

Trước hết ta cần hiểu thế nào là oxy hòa tan trong nước? Oxy hòa tan trong nước (disoved oxygen) hay còn viết tắt là DO. Oxy hòa tan rất quan trọng trong việc hô hấp của những sinh vật sống dưới nước như: tôm, cá, côn trùng..., được tạo ra do tảo quang hợp hoặc khí quyển hòa tan. Nồng độ oxy hòa tan trong nước còn phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng từ ngoại cảnh như: nhiệt độ, áp suất, cặn lắng, độ mặn và một số yếu tố khác.

Vì vậy, vai trò của DO lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, vì lượng DO là một trong những thông số hết sức quan trọng và cần thiết để đánh giá tình trạng tốt xấu của nguồn nước. Nếu nguồn nước mà có hàm lượng DO cao thì nguồn nước trong ao luôn sạch, tạo môi trường sống tốt hơn so với nguồn nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Thông thường nồng độ của oxy hòa tan trong ao nuôi là 4-5 mg/l. Nếu DO mà giảm xuống dưới 2 mg/l thì hầu hết các loại sinh vật trong nước sẽ chết, hoặc số lượng bị giảm sút đi nhiều. Còn nếu lượng DO giảm còn 0 có nghĩa là trong nước sẽ diễn ra quá trình phân hủy kém, màu sắc trở thành màu đen và gây mùi rất khó chịu. Đó là những thông tin cần biết về hàm lượng oxy hòa tan trong nước để có những kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy hải sản, cũng như thêm những hiểu biết về môi trường.

Máy đo oxy hòa tan cầm tay

Nhưng, trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản, từ rất lâu trở lại đây, do thiếu đi sự kiểm tra giám sát kịp thời đối với lượng oxy hòa tan trong nước và nhận thức không đầy đủ về mối nguy hại tiềm ẩn do oxy thấp gây ra, rất nhiều người nuôi ít quan tâm đến chỉ số oxy hòa tan (rất ít nông dân trang bị máy đo oxy hòa tan), coi hiện tượng tôm có nổi đầu hay không làm tiêu chuẩn để phán đoán hàm lượng oxy hòa tan trong nước, sau khi phát hiện tôm cá nổi đầu mới áp dụng biện pháp tăng oxy. Điều này đã biến việc tăng oxy trở thành một biện pháp “cứu mạng” phi khoa học, thường gây ra những tổn thất không đáng có hoặc làm giảm hiệu quả kinh tế. Thông qua bài viết này trình bày và giới thiệu hệ thống và tác dụng của oxy hòa tan trong nuôi trồng thủy sản, các nhân tố ảnh hưởng, quy luật  biến đổi và các biện pháp quản lý trong điều kiện nuôi trồng cho phép.  

Thiết Bị Sục Khí Nano Oxy Ejector

1. Tác dụng của oxy hòa tan trong nuôi trồng thủy sản

 

1.1. Cung cấp khí oxy cần thiết cho hoạt động sống của động vật thủy sản

Oxy hòa tan được sử dụng làm dưỡng khí cho động vật thủy sinh và các hoạt động sinh hóa khác xảy ra trong ao hồ của vi sinh vật, thực vật nên rất dễ dẫn đến sự thiếu hụt. Oxy trong ao hồ được sinh ra hay mất đi chủ yếu do các quá trình: thấm từ khí quyển, do bị bùn hấp thu, hô hấp của động vật, thực vật và quang hợp của thủy thực vật.

Khi tiếp xúc với không khí, oxy trong khí quyển sẽ thấm vào nước qua bề mặt phân cách giữa không khí và lớp nước. Quá trình hòa tan oxy kết thúc khi đạt tới độ bão hòa, phụ thuộc vào nhiệt độ và độ muối của nước. Nồng độ oxy được đo theo mg/l (g/m3) hay tính theo phần trăm, tức là đo theo tỉ lệ giữa số đo và trị số bão  hòa là do các quá trình sinh hóa thải ra oxy mà nó chưa kịp thoát ra khỏi nước.

 

  Oxy tự nhiên trong nuôi thủy sản

 

Trong thực tiễn, mọi người nhận thức khá rõ về việc tăng oxy có thể giải quyết vấn đề nổi đầu và dự phòng nổi ao của thủy hải sản, nhưng chính vì như thế mà rất nhiều người nuôi chỉ coi đó như một biện pháp “cứu mạng”, vẫn chưa nhận thức được nguy hại của oxy thấp gây ra cho môi trường nước và vật nuôi thủy sản.

Hệ thống sục khí NANO Oxy hòa tan trong thủy sản

 

1.2. Có lợi cho sự sinh sôi phát triển của vi sinh vật hiếu khí, thúc đẩy phân giải các chất hữu cơ

 

Vi sinh vật hiếu khí đóng vai trò rất quan trọng đối với phân giải các chất hữu cơ trong nước. Trong điều kiện có oxy, các chất thải động vật, thức ăn dư thừa, xác sinh vật (bao gồm cả tảo chết) cùng với căn bã hữu cơ sẽ được các enzyme ngoại bào do vi sinh vật sản sinh ra phân giải thành các chất hữu cơ có tính hòa tan, cuối cùng sẽ trở thành những chất vô cơ đơn giản tham gia vào tuần hoàn vật chất mới, từ đó loại bỏ được ô nhiễm hữu cơ trong nước.

 

1.3. Tác dụng làm giảm các chất độc hại

 

Khí oxy có thể oxy hóa trực tiếp các chất độc hại trong nước và dưới đáy ao; giảm hoặc loại bỏ độc tính của nó. Khí oxy có tính oxy hóa rất mạnh, có thể oxy hóa các chất có độc tính mạnh như H2S, NO2- lần lượt biến thành Sulfate, Nitrate,…

 

1.4. Ức chế hoạt động của vi sinh vật yếm khí có hại

 

Một số vi sinh vật cũng sử dụng oxy cho các phản ứng phân hủy hiếu khí chất hữu cơ hoặc OXH chất vô cơ loại vi sinh vật tự dưỡng (ví dụ OXH ammoniac thành nitrat). Lượng Oxy bị tiêu hao do vật sa lắng chủ yếu là do vi sinh vật, phản ứng hóa học tiêu thụ oxy chỉ đáng kể khi độ pH của nước thấp, khi đó một số kim loại hóa trị thấp (Fe2+, Mn2+) tan vào nước và chúng tham gia các phản ứng hóa học. Một số chất hữu cơ như tảo chết, thức ăn dư thừa, phân khi lắng xuống đáy, trong điều kiện không đủ oxy sẽ bị phân hủy yếm khí (quá trình lên men, trong đó hóa trị của các nguyên tố C không thay đổi), một loạt các chất hình thành từ phân hủy yếm khí có tính khử cao – các chất có mùi hôi, hydro sunfua (mùi trứng thối), chúng phản ứng với oxy khá dễ dàng.

 

Dưới điều kiện thiếu oxy, vi sinh vật yếm khí sẽ nổi dậy, tiến hành yếm khí lên men các chất hữu cơ, sản sinh ra rất nhiều chất trung gian lên men có mùi hôi thối như: Cadaverine, Hydrogen sulfide, Methane, Ammonia,…, cực kỳ nguy hiểm đối với vật nuôi. Trong môi trường oxy thấp, đáy và nước sẽ bị đen và có mùi hôi, nguyên nhân chủ yếu là do H2S tác dụng với Fe tạo ra chất kết tủa có màu đen. Oxy hòa tan trong nước cao sẽ ức chế hoạt động của các loại vi sinh vật yếm khí có hại, hỗ trợ cải thiện môi trường nuôi thích nghi hơn.

 

 

Môi trường nước thiếu oxy

 

1.5. Tăng cường sức miễn dịch

 

Oxy hòa tan trong nước đầy đủ giúp cải thiện nâng cao khả năng chịu đựng của vật nuôi đối với các nhân tố bất lợi của môi trường (như Nh3, NO2-,…), tăng cường sức chống chịu trước sự đe dọa của môi trường. Những động vật sống trong môi trường oxy thấp kéo dài, sức miễn dịch sẽ giảm, khả năng kháng bệnh kém. Nghiên cứu cho thấy rõ, khi tình trạng thiếu oxy hòa tan trong nước kéo dài, nguy cơ phát sinh bệnh do vi khuẩn rất dễ dàng tăng lên.

 

2. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước và các nhân tố ảnh hưởng

 

Oxy hòa tan trong nước chỉ các đơn chất khí oxy hòa tan trong nước ở trạng thái phân tử, mà không phải là các bọt khí thường gặp hoặc các nguyên tố oxy trong trạng thái hóa hợp. Sự hòa tan và bay hơi trong nước của oxy là một quá trình thuận nghịch, khi vận tốc hòa tan và bay hơi trong nước ngang bằng, tức đạt đến trạng thái cân bằng oxy hòa tan, lúc đó, nồng độ oxy hòa tan trong nước sẽ là hàm lượng bão hòa của oxy hòa tan dưới điều kiện này, tức lượng oxy hòa tan bão hòa.

 

Đại đa số các trường hợp, hàm lượng oxy hòa tan thực tế trong nước thường thấp hơn so với lượng oxy hòa tan bão hòa, trị số của nó quyết định bởi kết quả giữa quá trình cân bằng tăng oxy và trạng thái oxy tiêu hao trong nước dưới điều kiện lúc đó. Khi tăng oxy lớn hơn oxy tiêu hao, oxy hòa tan có xu hướng bão hòa, có lúc còn xuất hiện hiện tượng “quá bão hòa”, oxy hòa tan trong nước liên tục giảm, kết quả làm xuất hiện tình trạng oxy thấp, thậm chí là có những vực nước không có oxy, lúc đó rất có thể xuất hiện hiện tượng “nổi đầu”, hoặc là “chết nổi hàng loạt”,…

 

Trong nuôi trồng ao đầm, nguồn gốc tăng oxy trong nước có từ quá trình quang hợp của thực vật phù du giải phóng ra khí oxy, tăng oxy nhân tạo (tăng oxy bằng máy móc hoặc tăng oxy hóa học,…) và oxy trong khí quyển hòa vào. Nhưng, dưới các điều kiện khác nhau, những quá trình tăng oxy theo các hình thức kể trên cũng chiếm tỉ lệ không giống nhau. Đối với ao nước tĩnh phú dưỡng chủ yếu là tăng oxy từ quá trình quang hợp, ao nuôi thâm canh mật độ cao chủ yếu là sử dụng biện pháp nhân tạo để tăng oxy, ao nước chảy và nghèo dinh dưỡng chủ yếu lấy oxy từ trong khí quyển.

 

Sục khí oxy trong ao nuôi

 

3. Quy luật biến đổi của oxy hòa tan trong nước ao nuôi

 

Bất cứ lúc nào, trong nước cũng tồn tại hàng loạt các quá trình sinh học, hóa học và vật lí phức tạp, quá trình tác động lẫn nhau này sẽ quyết định sự cân bằng trạng thái tăng oxy và tiêu hao oxy trong nước, khiến cho sự phân bố và biến đổi oxy hòa tan trong nước vừa trong tình trạng biến hóa phức tạp, lại có tính quy luật tương đối.

 

3.1. Sự biến đổi ngày đêm

 

Đối với những ao nuôi không có hoạt động tăng oxy nhân tạo, sự biến đổi lượng oxy hòa tan giữa ngày và đêm ở nước tầng trên sẽ rất rõ rệt. Thực tế cho thấy, Oxy buổi chiều cao hơn lúc sáng sớm, ban ngày cao hơn ban đêm.

 

Nguyên nhân do ban ngày diễn ra quá trình quang hợp của tảo còn ban đêm thì không. Vào ban ngày, oxy sẽ tăng lên do quá trình quang hợp của tảo, cho đến lúc trước khi mặt trời mọc sẽ đạt đến giá trị cao nhất, ban đêm do tảo không tiến hành được quá trình quang hợp mà những hoạt động tiêu hao oxy lại vẫn diễn ra bình thường, do vậy mà oxy hòa tan trong nước sẽ giảm đi, cho đến lúc bình minh trước khi mặt trời mọc sẽ ở mức thấp nhất. Nhưng kéo theo độ sâu tầng nước tăng lên, đặc biệt là dưới độ sâu cân bằng giữa quang hợp và hô hấp, sự biến đổi oxy hòa tan giữa ngày và đêm sẽ có xu hướng giảm đi hoặc ngưng trệ.

      

Đường màu xanh: Điều kiện bình thường 

Đường màu đỏ: Điều kiện phú dưỡng

 Sự thay đổi nồng độ oxy bão hòa tại các thời điểm khác nhau trong ngày

 

 

3.2. Biến đổi theo mùa

 

Lượng oxy hòa tan trong nước biến đổi theo mùa cũng khá rõ nét:

 

- Thông thường, nhiệt độ mùa đông và xuân tương đối thấp, ức chế sự phát triển của tảo, quá trình quang hợp kém, lượng oxy sinh ra ít, mà lúc đó sinh khối trong nước thấp, hoạt động hô hấp và tiêu hao oxy hóa học giảm; do đó, oxy hòa tan tương đối thấp và ít biến đổi.

 

- Mùa hạ và mùa thu, nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời chiếu mạnh, tảo phát triển nhanh, quá trình quang hợp diễn ra mạnh mẽ, giải phóng ra một lượng lớn khí oxy, điều này sẽ giúp làm tăng oxy trong nước; nhưng mùa hạ và mùa thu cũng đồng thời là lúc sinh khối, hàm lượng các chất thải động vật, thức ăn dư thừa, xác động vật,…ở mức cao nhất, là lúc mà lượng oxy bị tiêu hao nhiều nhất.

 

Vì thế, oxy hòa tan lúc này sẽ có những biến đổi lớn, đồng thời sẽ thường xuyên xuất hiện các vực nước có oxy hòa tan quá bão hòa, oxy thấp, thậm chí là không có oxy; là thời kì dễ xuất hiện các vấn đề về oxy hòa tan nhất trong nuôi trồng thủy sản.

 

3.3. Biến đổi theo chiều thẳng đứng

 

Sự phân bố oxy hòa tan trong nước biểu hiện trạng thái giảm dần theo chiều thẳng từ trên xuống dưới. Do sự chênh lệnh về nhiệt độ và ánh sáng mặt trời mà mỗi tầng nước khác nhau nhận được.

 

Do sự hấp thu của nước và tảo trong nước, tia sáng mặt trời chiếu xuống nước sẽ yếu dần theo độ sâu, cho tới một độ sâu nhất định mà ánh sáng không thể chiếu xuống được, trở thành những vực nước tối và không có ánh sáng, tảo chỉ có thể sinh trưởng được ở những tầng nước có ánh sáng và thực hiện chức năng quang hợp giải phóng oxy, còn quá trình tiêu hao oxy vẫn diễn ra ở bất kì độ sâu nào.

 

Từ đó, oxy hòa tan trong nước có hiện tượng tầng trên cao mà tầng dưới thì thấp, phân bố thẳng giảm dần không đều. Hiện tượng này thường thấy ở những ao nước sâu vào thời kì nhiệt độ cao.

 

4. Nguy hại của oxy thấp đối với động vật và hoạt động phản ứng của nó

 

Khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước không đủ, trước hết sẽ trực tiếp sản sinh ra những ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi; tiếp đó, thông qua tác động đến các chỉ tiêu sinh học và hóa học trong môi trường nước sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến vật nuôi, gây nguy hại cho sinh trưởng, sinh sôi và thậm chí là sự sống còn của vật nuôi ở mức độ khác nhau. Nhẹ thì làm suy giảm chất lượng nước, sinh trưởng phát triển chậm; nặng thì xuất hiện nổi đầu, chết nổi và cuối cùng dẫn đền chết hàng loạt.

 

4.1. Oxy hòa tan nguy kịch và oxy hòa tan gây chết

 

Khi hàm lượng oxy trong nước xuống quá ngưỡng thì quá trình sinh lý, sinh trưởng của vật nuôi có những bất lợi, tuy nhiên chưa thể dẫn tới tử vong; nồng độ oxy hòa tan thời điểm này được gọi là oxy hòa tan nguy kịch (Critical Dissolved Oxygen). Nếu oxy tiếp tục giảm, đến mức thấp nhất không thể đáp ứng được nhu cầu sinh lí, vật nuôi sẽ ngạt thở mà chết, nồng độ oxy hòa tan thời điểm đó được gọi là oxy hòa tan gây chết (Lethal Dissolved Oxygen).

Oxy hòa tan nguy kịch và oxy hòa tan gây chết biến đổi khác nhau tùy thuộc vào chủng loài và quy cách động vật, và chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nước, độ mặn và các yếu tố môi trường khác; ví dụ: nhiệt độ nước tăng cao thì oxy hòa tan gây chết của động vật sẽ giảm đi.

 

 Chủng loài động vật

Nồng độ nguy kịch

Nồng độ gây chết

 Cá nước lạnh

5.0-6.0

2.5-3.5 

Cá nước ấm

4.0-5.0 

1.0-2.0 

Tôm

3.0-4.0 

0.5-1.0

 

Nồng độ oxy hòa tan nguy kịch và oxy hòa tan gây chết ở một số loài (mg/L)

 

4.2. Hoạt động phản ứng của động vật khi oxy thấp

 

Khi oxy hòa tan trong nước thấp dưới nồng độ nguy kịch, vật nuôi bắt đầu có biểu hiện kém ăn, sinh trưởng chậm, hệ số thức ăn tăng, tần suất lột vỏ giảm, và thường xuyên hoạt động ở những vùng nước nông; động vật thường xuyên tụ đàn gần nơi có oxy.

 

5. Quản lý oxy hòa tan trong ao nuôi

 

Trong thực tiễn sản xuất, mức oxy hòa tan trong nước có thích hợp hay không cũng không thể coi hiện tượng tôm cá nổi đầu là tiêu chuẩn phán đoán, mà nên coi việc bảo đảm nhu cầu sinh lí bình thường như tôm cá ăn nhiều làm tiêu chuẩn.Tiêu chuẩn nước dùng trong ngư nghiệp quy định, trong 24h liên tục, oxy hòa tan trong nước nhất định sẽ có 16h >5mg/L, bất cứ khoảng thời gian nào cũng không được thấp dưới 3mg/L.

 

5.1. Đo định oxy hòa tan

 

Cách đo: 

Phương pháp đo bằng dụng cụ thí nghiệm khoa học là một phương pháp đo nhanh với thao tác thuận tiện, kết quả đáng tin. Hiện trường nuôi có thể sử dụng máy đo oxy kiểu cầm tay, chỉ cần đặt đầu đo oxy vào nước cần đo và lắc nhẹ, kết quả sẽ nhanh chóng hiện thỉ theo dạng chữ số. Hiện nay, máy đo oxy tương đối nhiều loại trên thị trường và rất được nhiều đơn vị nuôi trồng thủy sản sử dụng. Với việc nâng cao mức độ tập trung hóa nuôi trồng và tăng cường quản lý, máy đo oxy kiểu cầm tay sẽ trở thành dụng cụ đo định chủ yếu ở hiện trường nuôi trồng.

 

 

Thời gian và số lần đo:

Trong trường hợp bình thường, mỗi ngày chỉ cần đo 2 lần là được, nên đo vào thời điểm sáng sớm và lúc chập tối, từ đó sẽ biết được tằng mức oxy hòa tan cao nhất và thấp nhất trong một ngày của ao nuôi, hỗ trợ phán đoán nồng độ oxy hòa tan trong nước có nằm trong phạm vi thích hợp hay không, nhất là giúp cho việc dự phòng phát sinh vấn đề thiếu oxy nghiêm trọng như “chết nổi”,... Đối với những ao nuôi vừa mới áp dụng các phương pháp khử trùng diệt tảo và sử dụng thuốc cải tạo vi sinh hiếu khí, cùng với những ao thường xuyên xuất hiện các vấn đề về oxy hòa tan nên cố gắng tăng số lần đo.

 

Vị trí đo

Nên đo ở những vị trí tiêu biểu nhất mà kết quả đo được sẽ có thể phản ánh được tình trạng chung về oxy hòa tan trong môi trường sống của vật nuôi. Vì thế, không nên chỉ đo ở tầng nước mặt hoặc đo gần chỗ thiết bị tạo khí oxy. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc đo oxy hòa tan trong ao nuôi rất có ích để hiểu rõ được tình trạng oxy hòa tan trong nước và từ đó đưa ra được các phương pháp giải quyết tương ứng.

 

5.2 Phương pháp tăng oxy

 

Trong sản xuất nuôi trồng, quản lý oxy thực chất là thông qua việc áp dụng các biện pháp tăng oxy trực tiếp hoặc gián tiếp, vừa có thể bảo đảm cho vật nuôi sống trong môi trường oxy hòa tan đầy đủ, đạt hiệu ích kinh tế tốt nhất, lại không dẫn đến tăng oxy quá độ làm lãng phí giá thành. Trong toàn bộ khâu nuôi và quá trình nuôi, có thể bắt tay vào từ những khía cạnh sau:

 

5.2.1. Tăng cường khử trùng dọn bùn đáy ao, tính toán mật độ thả nuôi hợp lí

 

Trong điều kiện cho phép, cứ hai đợt sản xuất nuôi trồng nên dọn bùn ao khô, sử dụng vôi để khử trùng đáy ao và cày đất phơi khô. Làm như vậy vừa diệt được sác sinh vật gây bệnh, giảm được rủi ro bệnh hại trong quá trình nuôi, lại vừa có thể oxy hóa được các chất hữu cơ trong bùn đáy, loại bỏ NH3, NO2,..., giảm thấp lượng tiêu hao oxy bùn đáy trong quá trình nuôi, gián tiếp tăng oxy cho ao nuôi;

 

Đồng thời còn có thể tăng độ cứng và độ kiềm trong nước, tăng cường hệ đệm của nước, hỗ trợ duy trì tính ổn định chất lượng nước trong quá trình nuôi. Khi thả giống, cần căn cứ vào hình thức nuôi, điều kiện nước nước nuôi, khả năng cấp thoát nước, trang bị thiết bị, trình độ quản lý và sản lượng mong muốn cùng với quy cách giống để tính toán mật độ thả nuôi sao cho hợp lí. Mật độ quá cao sẽ gây ra tình trạng “tranh oxy” giữa các cá thể động vật, giảm thấp hiệu suất sản xuất, kéo theo đó thì hiệu quả kinh tế có khả năng cũng sẽ giảm, đồng thời tăng rủi ro và độ khó trong quản lý.

 

5.2.2. Lựa chọn thức ăn hỗn hợp chất lượng cao, áp dụng kỹ thuật cho ăn khoa học

Cần tính toán lượng thức ăn phù hợp cho tôm bởi thức ăn dư sẽ làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, tôm dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao. Đặc biệt là gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi tôm.

Lượng thức ăn vào ban đêm cho tôm thẻ chiếm 30% tổng lượng thức ăn trong ngày vì tôm thẻ là loài hoạt động về đêm, nên cho ăn đủ vào ban đêm sẽ giúp tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng. Trong trường hợp ôxy hòa tan thấp, nên ngưng cho tôm ăn và chờ đến khi ôxy hòa tan tăng cao rồi mới cho ăn.

Kỹ thuật cho ăn khoa học cũng rất quan trọng, cần phải căn cứ vào thời tiết, chất lượng nước, hoạt động bắt mồi và tình hình sinh trưởng của động vật để kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh hợp lí lượng cho ăn, nên cho ăn nhiều lần với lượng thức ăn hợp lí, tránh việc cho ăn quá nhiều sẽ tạo ra thức ăn dư thừa. Đối với ao nuôi cá, sử dụng máy cho ăn và cho ăn các loại thức ăn dạng viên nở cũng sẽ giảm bớt được lượng thức ăn dư thừa.

 

Quản lý thức ăn và cho ăn được thực hiện với nguyên tắc 4 định: định chất (loại thức ăn), định lượng (lượng thức ăn sử dụng hàng ngày), định thời gian (số lần cho ăn), định địa điểm (phương pháp cho ăn). Tùy mỗi giai đoạn của tôm đồng thời kết hợp với chú ý theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường, thời tiết, sức khỏe tôm… mà cần áp dụng 4 định một cách linh hoạt. Cho tôm ăn phù hợp, đủ lượng, đủ chất sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và tăng lợi nhuận cho người nuôi.

 

5.2.3. Khống chế sự sinh sôi và phát triển của tảo, nâng cao hiệu quả tăng oxy tự nhiên

 

Quá trình quang hợp nhả oxy của thực vật phù du là nguồn tăng oxy hòa tan quan trọng trong nước ao nuôi, rất nhiều trường hợp, nó còn là nguồn gốc tăng oxy chủ yếu nhất, nhưng tảo phát triển quá mạnh sẽ tiêu hao mất nhiều khí oxy hòa tan về đêm, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thủy hải sản.

 

Do đó, nên áp dụng các biện pháp điều chỉnh khống chế sinh học hoặc hóa học để duy trì mật độ tảo thích hợp trong nước, đạt hiệu quả tăng oxy lí tưởng nhất. Trong thực tiễn, nếu như kiểm tra cụ thể mật độ tảo cũng không tiện, căn cứ vào độ trong và màu nước để quan sát trực tiếp và suy đoán tương đối hiệu quả. Yêu cầu đối với màu nước và độ trong ở từng điều kiện ao nuôi khác nhau, đối tượng nuôi trồng khác nhau và các giai đoạn nuôi cũng sẽ có sự chênh lệch khác biệt, nhưng nói chung, duy trì được màu nước xanh non hoặc nâu nhạt và độ trong từ 25-40cm là tốt nhất.

 

5.2.4. Nắm bắt tình hình oxy hòa tan trong nước, vận dụng linh hoạt tăng oxy nhân tạo

 

Trong những ao nuôi mật độ cao, việc tăng oxy nhân tạo là điều kiện tất yếu để nuôi tôm được thành công, nhưng thông thường cũng là một phần chi phí lớn trong nuôi trồng ngoài thức ăn ra. Trong xem xem vấn đề chi phí tiêu thụ điện năng, và những nhận thức không đủ về mối nguy hiểm oxy thấp tiềm ẩn, rất nhiều người nuôi trang bị và sử dụng máy quạt khí không hợp lí.

Phương pháp khoa học chính là trên cơ sở nắm được nhu cầu oxy hòa tan của vật nuôi và mức oxy hòa tan thực tế trong nước, vận dụng linh hoạt biện pháp tăng oxy nhân tạo, vừa bảo đảm được mức oxy hòa tan thích hợp trong nước, lại tránh được việc tăng oxy quá mức dẫn đến lãng phí giá thành.

Tăng oxy bằng máy móc là phương thức chủ yếu nhất trong phương pháp tăng oxy nhân tạo, trọng tâm là máy tăng oxy, chủ yếu bao gồm hai loại là dạng khuấy nước và hệ thống sục khí NANO oxy, mỗi loại có một ưu điểm riêng, nên dựa vào điều kiện nuôi cụ thể để chọn dùng  hoặc phối hợp sử dụng sao cho hợp lí.

Khởi động máy tăng oxy thúc đẩy dòng chảy và chất lượng nước đồng đều, tăng lượng oxy hòa tan trong nước, tán phát các khí độc trong nước. Thời gian bật máy dài hay ngắn cũng phải dựa vào nước ao, đặc biệt là lượng mức oxy hòa tan tầng đáy để xác định. Đối với những nơi điện lưới không thuận tiện hoặc trong trường hợp cấp bách, việc sử dụng các loại thuốc tăng oxy hóa học vô cùng quan trọng và cần thiết.

 

5.2.5. Loại bỏ tôm cá tạp, cấp nước thải bẩn đúng lúc

 

Trong nuôi trồng không thể tránh được việc cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường nước giữa thủy hải sản và các loài sinh vật khác, từ đó gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, môi trường sống suy thoái,... trong đó bao gồm cả nguy hại giảm oxy hòa tan trong nước.

 

Do vậy, cố gắng tiêu diệt loại bỏ hết tôm cá tạp trong ao và nguồn nước, và tiến hành loại trừ trong quá trình nuôi. Nếu có điều kiện, nên thường xuyên bổ sung nước mới, đồng thời tiến thải chất ô nhiễm. Cho nước mới sẽ cải thiện nhanh chóng và hiệu quả oxy hòa tan trong nước, nhưng điều cần quan tâm là trong nguồn nước cho vào ao phải không có chất ô nhiễm, oxy hòa tan cao, nhiệt độ và độ mặn,…tương tự như nước ao hiện có, nếu không sẽ gây ra sự ô nhiễm mới và đe dọa vật nuôi.

 

5.2.6. Tìm hiểu kỹ càng vấn đề suy thoái môi trường, dự phòng rủi ro về oxy hòa tan

 

Trong nuôi trồng thủy sản, biến đổi thời tiết mang tính không xác định và không thể kiểm soát, bản thân môi trường nước cũng phát sinh những thay đổi liên tục theo thời gian, đồng thời, thời tiết lại có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước; mặt khác là sự biến đổi kịch liệt của các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ pH,... trong thời gian ngắn sẽ sản sinh những mối de dọa cho vật nuôi. Trong thực tiễn, những kiểu biến đổi như vậy khó mà tránh được, do đó chỉ có thể tăng cường quản lý trong quá trình nuôi, điều tra sự việc cẩn thận, nhất là trong thời kì nhiệt độ cao, thời tiết oi nóng , mưa lớn và gió thổi mạnh cần phải làm tốt những biện pháp ứng phó kịp thời (tăng oxy bằng máy móc hoặc tăng oxy hóa học), dự phòng và xử lý những biến đổi về oxy hòa tan.

 

Phúc An giới thiệu hệ thống sục khí oxy trên kênh HTV9